Tin Tức
Nhiệm kỳ III (2018-2023), Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội đã triển khai hoạt động hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được coi là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Hội. Nhận thức được ý nghĩa đó, Ban lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục về phòng, chống hàng giả và xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp. Năm 2019 Hội tổ chức Hội chợ giới thiệu về hàng thật, hàng giả tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, giúp người tiêu dùng có kiến thức nhận biết và phân biệt hàng thật, hàng giả, khi mua sắm trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phát hiện sản phẩm bị làm giả, làm nhái. Hội hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Truyền hình Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam… để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp hội viên, hướng dẫn cho người tiêu dùng các địa chỉ của các cơ quan chức năng khi mua phải hàng giả để đến kiến nghị, giải quyết. Hội tổ chức nhiều cuộc họp báo giới thiệu các phương thức, thủ đoạn tinh vi các vụ phạm tội sản xuất hàng giả, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp. Tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm trong phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh bạn như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Tổ chức các buổi gặp mặt giữa các cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội với các doanh nghiệp, doanh nghiệp hội viên; giới thiệu và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp là hội viên trên Trang thông tin điện tử, Trung tâm truyền thông, truyền hình của Hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng về kiến thức chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cho trên 500 lượt hội viên, doanh nghiệp cả ở thành phố và các quận, huyện. Lãnh đạo Hội đã trực tiếp tham gia giới thiệu với người tiêu dùng về nhiệm vụ của Hội và kiến thức phân biệt hàng giả, hàng thật trên các kênh thông tin đại chúng.
Về công tác tham mưu với UBND thành phố và Sở Công thương, Hội đã chủ động có báo cáo thường kỳ trình lên UBND thành phố và gửi các Sở chức năng về thực trạng tình hình, mức độ, quy mô vi phạm hàng giả, hàng nhái nhãn mác và đề xuất các giải pháp để chính quyền, các Sở chức năng xử lý. Hội thường xuyên có văn bản đánh giá thực trạng tình hình về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố, đồng thời có kiến nghị các giải pháp lớn trên lĩnh vực phòng, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp. Hội đã tiếp thu nghiêm túc và tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố về việc tôn vinh các doanh nghiệp và hội viên có nhiều thành tích trong phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Hội đã chuyển từ việc trao Giải thưởng Thương hiệu Vàng thăng Long và Sản phẩm chất lượng Vàng thủ đô theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, Ban thi đua Thành phố sang hình thức tặng kỷ niệm chương “Thương hiệu Vàng Thăng long”, “Sản phẩm Chất lượng Vàng Thủ đô” và nhiều các chương trình truyền thông khác.
Công tác phát triển hội viên được xác định là công việc quan trọng quyết định thắng lợi của Hội. Hội vững mạnh phải trên cơ sở số lượng hội viên tham gia và đặc biệt là có nhiều hội viên có nhận thức và hành động về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống hàng giả, xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhiệm kỳ III Hội kết nạp 150 hội viên. Ngoài các doanh nghiệp lớn, Hội cũng kết nạp nhiều doanh nghiệp làng nghề, chủ nhiệm Hợp tác xã... Một điều quan trọng là các doanh nghiệp hội viên rất tích cực và tin tưởng vào hoạt động của Hội. Nhiều doanh nghiệp đã rất chủ động trong công tác phòng, chống hàng giả. Điều đáng mừng là hầu hết các doanh nghiệp hội viên đều hoạt động có hiệu quả, vượt qua giai đoạn suy thoái, khủng hoảng kinh tế; các doanh nghiệp hội viên đều rất gương mẫu thực hiện tốt pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
Nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã được Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, Bộ Công thương tặng 04 Bằng khen; toàn Hội đã được UBND thành phố Hà Nội tặng 79 Bằng khen, các sở ngành tặng 80 Bằng, Giấy khen. Hội tặng 303 Giấy khen cho doanh nghiệp, doanh nhân, hội viên. Công tác thi đua Hội đang thực sự trở thành một trong những giải pháp quan trọng phát huy sức mạnh của toàn Hội trong lĩnh vực phòng và chống hàng giả bảo vệ thương hiệu.
Nhiệm kỳ IV, Hội đề ra 9 mục tiêu cơ bản trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Hội, phát triển hội viên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tham mưu cho UBND thành phố và các ngành chức năng những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp, hội viên toàn thành phố.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội nhiệm kỳ mới. Ông Trương Đỗ Chuyên được bầu làm Chủ tịch, các ông Phạm Văn Tuấn và Trần Quốc Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Bình Minh
Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội: Dân chủ, đổi mới, phát triển trong nhiệm kỳ 2024 – 2029
Chủ Nhật, 31/03/2024 - 00:00
Ngày 31/3/2024, Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Các đại biểu đại diện lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục quản lý thị trường Hà Nội đã tới dự.
Nhiệm kỳ III (2018-2023), Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội đã triển khai hoạt động hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được coi là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Hội. Nhận thức được ý nghĩa đó, Ban lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục về phòng, chống hàng giả và xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp. Năm 2019 Hội tổ chức Hội chợ giới thiệu về hàng thật, hàng giả tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, giúp người tiêu dùng có kiến thức nhận biết và phân biệt hàng thật, hàng giả, khi mua sắm trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phát hiện sản phẩm bị làm giả, làm nhái. Hội hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Truyền hình Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam… để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp hội viên, hướng dẫn cho người tiêu dùng các địa chỉ của các cơ quan chức năng khi mua phải hàng giả để đến kiến nghị, giải quyết. Hội tổ chức nhiều cuộc họp báo giới thiệu các phương thức, thủ đoạn tinh vi các vụ phạm tội sản xuất hàng giả, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp. Tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm trong phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh bạn như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Tổ chức các buổi gặp mặt giữa các cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội với các doanh nghiệp, doanh nghiệp hội viên; giới thiệu và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp là hội viên trên Trang thông tin điện tử, Trung tâm truyền thông, truyền hình của Hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng về kiến thức chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cho trên 500 lượt hội viên, doanh nghiệp cả ở thành phố và các quận, huyện. Lãnh đạo Hội đã trực tiếp tham gia giới thiệu với người tiêu dùng về nhiệm vụ của Hội và kiến thức phân biệt hàng giả, hàng thật trên các kênh thông tin đại chúng.
Về công tác tham mưu với UBND thành phố và Sở Công thương, Hội đã chủ động có báo cáo thường kỳ trình lên UBND thành phố và gửi các Sở chức năng về thực trạng tình hình, mức độ, quy mô vi phạm hàng giả, hàng nhái nhãn mác và đề xuất các giải pháp để chính quyền, các Sở chức năng xử lý. Hội thường xuyên có văn bản đánh giá thực trạng tình hình về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố, đồng thời có kiến nghị các giải pháp lớn trên lĩnh vực phòng, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp. Hội đã tiếp thu nghiêm túc và tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố về việc tôn vinh các doanh nghiệp và hội viên có nhiều thành tích trong phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Hội đã chuyển từ việc trao Giải thưởng Thương hiệu Vàng thăng Long và Sản phẩm chất lượng Vàng thủ đô theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, Ban thi đua Thành phố sang hình thức tặng kỷ niệm chương “Thương hiệu Vàng Thăng long”, “Sản phẩm Chất lượng Vàng Thủ đô” và nhiều các chương trình truyền thông khác.
Công tác phát triển hội viên được xác định là công việc quan trọng quyết định thắng lợi của Hội. Hội vững mạnh phải trên cơ sở số lượng hội viên tham gia và đặc biệt là có nhiều hội viên có nhận thức và hành động về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống hàng giả, xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhiệm kỳ III Hội kết nạp 150 hội viên. Ngoài các doanh nghiệp lớn, Hội cũng kết nạp nhiều doanh nghiệp làng nghề, chủ nhiệm Hợp tác xã... Một điều quan trọng là các doanh nghiệp hội viên rất tích cực và tin tưởng vào hoạt động của Hội. Nhiều doanh nghiệp đã rất chủ động trong công tác phòng, chống hàng giả. Điều đáng mừng là hầu hết các doanh nghiệp hội viên đều hoạt động có hiệu quả, vượt qua giai đoạn suy thoái, khủng hoảng kinh tế; các doanh nghiệp hội viên đều rất gương mẫu thực hiện tốt pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
Nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã được Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, Bộ Công thương tặng 04 Bằng khen; toàn Hội đã được UBND thành phố Hà Nội tặng 79 Bằng khen, các sở ngành tặng 80 Bằng, Giấy khen. Hội tặng 303 Giấy khen cho doanh nghiệp, doanh nhân, hội viên. Công tác thi đua Hội đang thực sự trở thành một trong những giải pháp quan trọng phát huy sức mạnh của toàn Hội trong lĩnh vực phòng và chống hàng giả bảo vệ thương hiệu.
Nhiệm kỳ IV, Hội đề ra 9 mục tiêu cơ bản trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Hội, phát triển hội viên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tham mưu cho UBND thành phố và các ngành chức năng những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp, hội viên toàn thành phố.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội nhiệm kỳ mới. Ông Trương Đỗ Chuyên được bầu làm Chủ tịch, các ông Phạm Văn Tuấn và Trần Quốc Hùng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Bình Minh