Rực rỡ sắc màu linh vật "Rồng vàng" ở Đồng Nai phun hoa chào đón khách du lịch
Thứ Hai, 12/08/2024 - 16:36
Năm nay đường hoa Nguyễn Văn Trị nổi bật với hình ảnh linh vật rồng rực rỡ màu sắc bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa. Theo tin tức báo Giao thông, ngày 4/, đơn vị thi công đã hoàn tất các hạng mục của đường hoa Nguyễn Văn Trị ven sông Đồng Nai để đón khách đến du xuân, chơi Tết, thưởng hoa và ngắm cảnh.
Đường hoa Nguyễn Văn Trị năm nay mô hình trung tâm và chủ đạo chính là sự xuất hiện của các linh vật rồng trải dài tại nhiều vị trí ở công viên ven sông.
Trong đó, linh vật rồng của đường hoa Nguyễn Văn Trị có màu sắc rực rỡ, bắt mắt, đẹp, thu hút nhiều người dân đến chiêm ngưỡng, chụp hình lưu niệm. Một số khu vực còn có hình rồng phun hoa tạo thành một dải hoa tuyệt đẹp.
Ngoài ra, đường hoa còn có nhiều tiểu cảnh như Con Rồng Cháu Tiên, hình ảnh Biên Hòa xưa, tiểu cảnh thành phố Biên Hòa vươn mình hội nhập, Biên Hòa 325 năm…
Theo Ban tổ chức, đường hoa Nguyễn Văn Trị năm Giáp Thìn được khai mạc tối 4/2 (nhằm ngày 25 tháng Chạp) và kéo dài đến ngày 15/2 (mùng 6 Tết Giáp Thìn) phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân và du khách trong ngoài tỉnh.
Theo đó, du khách tranh thủ ghi hình ở khu vực giữa tuyến đường hoa.
Ngoài Đồng Nai, nhiều tỉnh thành của Việt Nam cũng gây ấn tượng với người dân. Tại Bắc Giang, linh vật rồng do anh Bùi Văn Quân (32 tuổi, ở xã Hùng Sơn, Hiệp Hòa) thực hiện trong hơn 70 ngày. Mô hình cao 4,5m bao gồm bệ đỡ, năng 10-12 tấn, bên được làm bằng khung sắt quây lưới thép, phủ hỗn hợp cát và xi măng bên ngoài, trang trí thêm với mô hình bánh chưng, hoa mai. Mô hình mang tên “con rồng hạnh phúc“, dự kiến được anh Quân mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ 28.1.
Linh vật Rồng tại khu vực Quảng trường Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ. Rồng được thiết kế màu vàng bắt mắt, thể hiện được sự uy nghiêm, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được những nét mềm mại.
Mô hình linh vật rồng Thái Nguyên được đặt cạnh đài phun nước tại trung tâm TP. Thái Nguyên nhận nhiều lời khen ngợi từ người dân.
4 tượng linh vật rồng tại khu du lịch tư nhân thuộc xã Tiên Trang, Quảng Xương, Thanh Hóa. Mỗi tượng dài khoảng 20m, công trình cao 6m. Sau khi ra mắt, nhiều người cho rằng tượng rồng có thân hình quá gầy gò, không thể hiện được sự uy mãnh của linh vật rồng truyền thống.
Tượng linh vật rồng Quảng Trị cho nghệ nhân Đinh Văn Tâm (33 tuổi, ở huyện Thiệu Phong) chế tác. Tượng cao khoảng 4,5m, dài 7m, màu vàng ánh kim đẹp mắt, chủ yếu làm từ xốp và thạch cao với trọng lượng 500kg. Tượng sẽ được trưng bày tại công viên trung tâm của thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị dịp Tết Nguyên đán 2024.
Linh vật rồng tại Bình Định được đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Quy Nhơn, trong khu trưng bày dài khoảng 105m, rộng gần 40m. Chiều cao linh vật đạt 7,5m. Tại đây cũng trưng bày 45.000 chậu cây cảnh các loại. Linh vật được thiết kế với chủ đề Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Ở Bình Dương, mô hình linh vật rồng làm từ gốm, đặt trên đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một. Mỗi con rồng làm từ 38 lu cỡ lớn và khoảng 20.000 chiếc hũ, do anh Thuận, nghệ nhân làm gốm tại địa phương thực hiện.
Mô hình 16 con rồng quấn quanh thân trụ có hình hoa văn trống đồng tại Quảng trường Hùng Vương, thuộc Trung tâm hành chính tỉnh Bạc Liêu. Con rồng được làm bằng sắt uốn mỹ thuật tạo hình, ốp lưới nhựa, lắp đèn trang trí. Mô hình được thực hiện với mong muốn hình ảnh rồng mang lại năng lượng, sức mạnh, niềm tin, hy vọng, phồn vinh và may mắn.
Nguồn: doisongphapluat.com